[Kiến Thức] Giày Chạy Có Đế Sau Dày Và Mũi Giày Hướng Lên Tác Động Như Thế Nào Lên Bàn Chân?

Sang Nguyen
Đăng ngày 24/09/2020
1,269 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Những năm gần đây, thị trường giày chạy mới và độc đáo mọc lên như măng được mùa sau cơn mưa, ngoài màu sắc bắt mắt và những thiết kế đặc biệt ra thì không biết các runner có phát hiện ra một xu hướng chung hay không, đó là “Mũi giày có xu hướng cong vút lên hẳn, đặc biệt là ở những loại giày có đế sau dày thì đặc điểm này càng rõ rệt hơn!”. Vậy thì liệu thiết kế này có ảnh hưởng gì đến chạy bộ không? Có phải là những loại giày với đặc tính như vậy sẽ giúp cho việc chạy bộ trở nên uyển chuyển hơn không? Thiết kế này có ảnh hưởng như thế nào đối với tư thế chạy? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn phân tích những lợi ích của giày chạy có thiết kế như trên dưới góc độ của phương pháp khoa học.

Cơ chế chuyển động trong chạy bộ

Với mục đích giải đáp những nghi vấn liên quan đến tính uyển chuyển của giày chạy, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ quá trình tiếp đất trong khi chạy bộ. Động tác này được mô phỏng như một con lăn mỗi khi chân chạm và rời khỏi mặt đất, nó được chia làm ba loại cơ chế chuyển động: Heel rocker (gót chân), ankle rocker (mắt cá chân) và forefoot rocker (mũi chân trước). Heel rocker được tính từ khi gót chân chạm đất sau đó là cả bàn chân nằm trên mặt đất, ankle rocker được tính từ lúc cả bàn chân chạm mặt đất trước khi gót chân rời khỏi mặt đất, forefoot rocker được tính từ lúc gót chân và cả bàn chân rời khỏi mặt đất.

Thứ tự từ trái sang phải: Heel rocker, ankle rocker và forefoot rocker (Nguồn ảnh: Sport Science Web


Trong quá trình tiếp đất, nếu như chuyển động của bàn chân không được suôn sẻ thì bạn sẽ có cảm giác như có gì đó cản trở làm cho tốc độ chạy không được trôi chảy. Trong đó, hai yếu tố dễ bị ảnh hưởng bởi giày đó là chuyển động của gót chân và mũi chân, chúng được gọi là “sự uyển chuyển của bàn chân sau” và “sự uyển chuyển của bàn chân sau”. Bài viết này tập trung chủ yếu vào phần bàn chân trước.

Khi mang giày chạy, có lẽ bạn có thể cảm nhận được tính uyển chuyển của chúng, tuy nhiên thông qua những trợ giúp của các thiết bị khoa học có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn những khác biệt này, đơn giản chỉ bằng cách đo áp lực biến đổi nằm ở trung tâm của bàn chân (Center of pressure, COP). Năm 2018, học giả nghiên cứu Lam cho rằng, sự uyển chuyển được đánh giá là tốt khi thông số COP trước và sau có chiều hướng tăng dần, chứ không phải tăng một cách đột ngột, hay nói cách khác, chỉ số COP càng suôn trên một đường thẳng, đồng nghĩa với việc rất ít chuyển động tăng tốc đột ngột trong suốt quá trình chạy, điều này chứng tỏ rằng quá trình chuyển động đạt trạng thái trôi chảy và nhịp nhàng.

Thông qua việc đo áp lực ở các vị trí khác nhau trên lòng bàn chân có thể tính ra được thông số áp lực trung tâm COP; tùy vào cơ chế chuyển động của quá trình chạy bộ thì thông số COP sẽ dịch chuyển từ phía sau lên phía trước, hình thành những biến đổi khác nhau của tốc độ, từ đó có thể phân tích được tính uyển chuyển của giày chạy. (Nguồn ảnh: Sport Science Web)


Đo lường khoa học

Phân tích dựa trên 6 mẫu giày chạy trên thị trường, chúng được chia làm hai loại: nhóm giày chạy thông thường và nhóm giày chạy có mũi giày hướng lên trên. Nhóm giày chạy thông thường là những đôi giày chạy không có mũi giày móc hẳn lên trên, đồng thời không có các tấm cứng bên trong hỗ trợ chuyển động; ngược lại nhóm giày có mũi giày hướng lên có đế ngoài khá dày, đồng thời mũi giày móc hẳn lên trên một cách rõ rệt với mục đích giúp mũi chân cảm nhận sự chuyển động trơn tru như những tấm ván bật vậy.

厚底跑鞋鞋頭上揚對前足順暢性的影響

Giày chạy thông thường: NIKE Free RN 5.0, ASICS MetaRun, MIZUNO Wave Sky 3 Waveknit (Nguồn ảnh: Sport Science Web)


厚底跑鞋鞋頭上揚對前足順暢性的影響

Giày có mũi móc hẳn lên: HOKA ONE ONE Carbon X, ASICS MetaRide, NIKE Air ZoomX Vaporfle Next (Nguồn ảnh: Sport Science Web)


Nghiên cứu được thực hiện bởi một runner chạy dày dặn kinh nghiệm, anh mang lần lượt 6 mẫu giày với thiết bị đo áp lực bàn chân Pedar được đặt bên trên đế trong giày chạy, thực hiện chạy bộ với tốc độ 10 km/h trên máy chạy bộ, và thời gian sử dụng của mỗi đôi giày ít nhất kéo dài 3 phút, các số liệu được xuất ra để phân tích sau khi tín hiệu áp lực bàn chân đã vào trạng thái ổn định, đồg thời chủ yếu dựa trên một thông số hoàn chỉnh của một bước chạy.

厚底跑鞋鞋頭上揚對前足順暢性的影響

Sử dụng thiết bị đo áp lực chân Pedar để phân tích thông số tốc độ COP (Nguồn ảnh: Sport Science Web)


Kết quả

Theo như biểu đồ bên dưới, ở giai đoạn chân rời khỏi mặt đất, đặc biệt ở giai đoạn 60-85% trên trục ngang, ta có thể thấy được sự ổn định của các dòng giày có mũi giày móc lên qua sự biến đổi nhịp nhàng trên một đường thẳng của chúng, và thông số COP có chiều hướng giảm dần ở biên độ 0.8-1.2 m/s; ngược lại, ở những mẫu giày chạy thông thường thông số COP có những khoảng tăng giảm đột ngột ở biên độ 1.2-1.6 m/s. Tóm lại, theo như hiển thị của sự biến đổi của thông số COP, chúng ta có thể thấy được nhóm giày có mũi hướng lên sở hữu độ trơn tru tốt hơn ở bàn chân trước so với giày chạy thông thường.

Đồ thị sự biến đổi thông số COP của quá trình tiếp đất (Nguồn ảnh: Sport Science Web)


Ảnh hưởng của giày có mũi móc lên trên

Để cho các bạn quan sát rõ hơn những biến hóa của đế giày, chúng tôi đã tiến hành quay phim động tác chạy trên sân điền kinh. Từ ảnh động bên dưới, chúng ta có thể thấy được quá trình chuyển động mượt mà của các loại giày chạy có mũi móc lên trên, điều này cũng phù hợp với kết quả phân tích bên trên dựa trên thông COP trong phòng thí nghiệm.

ASICS MetaRun, NIKE free RN 5.0, MIZUNO Wave Sky 3 (Nguồn ảnh: Sport Science Web)


ASICS MetaRide,NIKE Air Vaporfly Next%,HOKA ONE ONE Carbon X (Nguồn ảnh: Sport Science Web)


Dưới đây chúng tôi đặt hai mẫu giày (giày chạy thường và giày có mũi móc lên) vào quá trình tiếp đất để phân tích một cách tường tận hơn cho các bạn thấy.

Ảnh phân tích sự biến hóa trong động tác tiếp đất của ASICS MetaRun (giày chạy thường) và MetaRide (có mũi giày hướng lên) (Nguồn ảnh: Sport Science Web)



Từ giai đoạn cả lòng bàn chân tiếp đất cho đến khi chân rời khỏi mặt đất cho thấy nhóm giày chạy thông thường ở giai đoạn khởi động cơ chế forefoot rocker cần phải nhận sự trợ giúp của các xương mũi chân để thực hiện đường cong đưa chân vào tư thế đẩy, trong khi đó nhóm giày có mũi móc lên thì phần mũi giày như một tấm ván đẩy vậy, nó thuận theo kếu cấu của giày đẩy chân về trước. Từ những chấm màu vàng, đỏvà xanh dương trong hình có thể thấy rất rõ một điều: khi nhóm giày chạy cần đẩy về phía trước, vị trí màu vàng gần như không hề có liên kết với chấm xanh dương; nhưng ở mẫu giày còn lại thì khi chân bắt đầu đẩy về trước thì điểm màu vàng có xung hướng hướng xuống và chấm xanh tự động đẩy cao lên, điều này chứng tỏ khi mũi giày hướng xuống tiếp đất thì gót giày sẽ tự động được đẩy lên.


Kết luận

Qua bài viết so sánh mẫu giày chạy thông thường và giày chạy có mũi giày móc lên, hi vọng có thể giúp cho các bạn hiểu thêm về quá trình tiếp đất khi chạy của bàn chân, mặc dù kết quả phân tích cho thấy ưu thế của nhóm giày có mũi giày hướng lên nhưng điều này vẫn chưa đủ để chứng minh tính vượt trội của nó, bởi vì kết cấu hiện nay của giày chạy rất đa dạng, cho nên thiết kế ưu việt của loại giày chạy có mũi móc lên chưa chắc đã phù hợp với mỗi runner. Trên thực tế, một số runner lại thích cảm giác gấp mũi chân khi đẩy về trước, số khác lại thích cảm giác trơn tru, do đó việc chọn lựa cho mình một đôi giày phù hợp vẫn được xem là yếu tố hàng đầu, những số liệu và kết quả phân tích của phương pháp khoa học chỉ đóng vai trò tham khảo khách quan, không đồng nghĩa với cảm nhận chủ quan của chúng ta.

厚底跑鞋鞋頭上揚對前足順暢性的影響


Tài liệu tham khảo: Lam, C. K. Y., Mohr, M., Nigg, S., & Nigg, B. (2018). Definition and quantification of ‘ride’ during running. Footwear Science, 10(2), 77-82.



Nguồn bài viết: Running Biji